Yến sào hay được biết đến tên gọi thông thường là tổ yến được kết cấu từ nước dãi loài chim Yến. Từ xa xưa, đây là một trong những vật phẩm tiến vua với giá trị dinh dưỡng cao. Loại cao lương mỹ vị này xuất hiện chủ yếu ở một số nước thuộc khu vực Đông Á như Việt Nam , Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên,… Tuy nhiên, không phải loài chim Yến nào cũng làm tổ bằng nước dãi. Aerodramus maximus và Aerodramus fuciphagus là hai giống duy nhất họ chim Yến làm tổ bằng nước dãi có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Vậy loại cao lương mỹ vị – Yến sào này những tác dụng như thế nào?

Tác dụng của Yến sào là gì?

Các tài liệu nghiên cứu chi tiết về Yến sào vẫn còn hạn hẹp. Trong Yến sào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đem lại nhiều tác dụng đến cho sức khoẻ như protein, amino acid (amide, arginine, cysteine, humin, histidine, and lysine), một số hormone (testosterone và estradiol), các khoáng chất (calci, kali, phosphor, sắt và magie),… Chính vì mang nhiều thành phần và chưa được đi sâu vào nghiên cứu nên các tác dụng của Yến sào chưa được khai thác triệt để. Dưới đây là một số công dụng chính được biết đến nhiều của Yến sào:

 Sử dụng Yến sào như thế nào?

Với giá trị dinh dưỡng cao của Yến sào thì chế biến như thế nào cho đúng cách? Tuỳ vào mục đích sử dụng mà chọn phương pháp chế biến Yến sào cho phù hợp vì nếu chế biến sai cách với mục đích sử dụng có thể phản tác dụng, gây ra một số tình trạng không như ý như dị ứng, ngộ độc,… Cách chế biến Yến sào thông thường nhất mà đơn giản bảo đảm giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao đó là hấp hay chưng với đường phèn. Nhưng hàm lượng Yến sào sử dụng cho mọi đối tượng đều như nhau? Mỗi thể trạng có nhu cầu và khả năng hấp thu khác nhau nên lượng Yến sào sử dụng cũng khác nhau để tránh trường hợp dư thừa, lãng phí hay cung cấp chưa đủ cho cơ thể. Có thể tham khảo định lượng Yến sào như sau:

Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi

3g yến sào khô/lần

Trẻ vị thành niên và người lớn

5g – 10g yến sào khô/lần

Bà bầu

Bà bầu 4 đến 7 tháng dùng trung bình 100g/tháng, đều đặn dùng cách ngày 7g/lần.

Bà bầu 8 đến 9 tháng dùng trung bình 70g/tháng, đều đặn dùng cách ngày 5g/lần.

Người bình thường muốn tăng cường sức khoẻ

Dùng 5g/lần đều đặn 2 lần/tuần.

Người cao tuổi

Tháng đầu trung bình 150g/tháng, chia đều 5g/lần.

Tháng thứ 2 trở đi trung bình giảm còn 90g/tháng chia đều 6g/lần.

Chú ý: Nên dùng Yến sào thời điểm bụng rỗng: buổi sáng vừa thức dậy hoặc buổi tối 1 tiếng trước khi đi ngủ hay thời điểm giữa hai bữa chính trong ngày. Vì khi bụng rỗng, Yến sào được cơ thể hấp thu nhiều nhất chất dinh dưỡng và đồng thời cải thiện chức năng hệ tiêu hoá. 

Những câu hỏi thường gặp về Yến sào

Ai không nên ăn Yến sào?

Với những đối tượng có tình trạng hư tỳ vị , cảm mạo – phong hàn, phong nhiệt, ăn không tiêu, bụng đầy chướng, đau bụng đi ngoài, cơ thể hàn lạnh, phân lỏng hay có triệu chứng , sốt thực nhiệt, viêm phế quản cấp, viêm ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên sử dụng.

Ngày nào cũng ăn Yến sào có tốt không?

Đối với cơ thể khoẻ mạnh bình thường thì sử dụng Yến sào hàng ngày rất tốt, tăng cường hỗ trợ sức đề kháng khoẻ mạnh hơn mỗi ngày, phòng chống bệnh tật hiệu quả cao.

Còn đối với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi hay người sức khoẻ yếu chỉ nên sử dụng các ngày và theo hướng dẫn.

Yến sào tương kỵ với thực phẩm nào?

Theo Y học cổ truyền, tổ yến mang vị cam (ngọt), tính bình thiên hàn nên có tác dụng tốt cho cơ thể và đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được thực phẩm tương kỵ với Yến sào nên đây là ưu điểm của loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này.

Nguồn: https://soyte.namdinh.gov.vn/

Để lại một bình luận